CÔNG NGHỆ XỬ LÝ KHÍ THẢI
03:09:00 28/09/2020
CÔNG NGHỆ XỬ LÝ KHÍ THẢI
1. Xử lý khí thải bằng phương pháp hấp thụ:
Phương pháp xử lý khí thải đầu tiên mà chúng tôi muốn giới thiệu đến quý khách hàng là phương pháp hấp thụ. Để thực hiện phương pháp này cần sử dụng các loại tháp xử lý khí thải chuyên biệt (còn gọi là tháp hấp thụ khí thải) và các chất hấp thụ như nước, dung môi và một số hợp chất khác.
Theo thông tin từ các chuyên gia môi trường, xử lý khí thải bằng phương pháp hấp thụ là phương pháp có thể xử lý khí thải công nghiệp, khí thải phòng thí nghiệm và khí thải SO2, …
Hiện nay có 3 loại tháp xử lý khí thải bằng phương pháp hấp thụ phổ biến gồm:
- Tháp hấp thụ khí thải có lớp đệm bằng vật liệu rỗng: cho phép làm việc với tốc độ dòng khí lớp mà không lo bị tắc nghẹt.
- Tháp phun, buồng phun: có thiết kế đơn giản, chất lỏng được phun thành bụi di chuyển từ trên xuống dưới, trong khi đó lại đi từ dưới lên trên để tăng diện tích tiếp xúc, giảm nồng độ thực tế của khí thải
- Tháp hấp thu khí thải sủi bọt: khi cần xử lý khí thải tải lượng cao, áp suất lớn thì nên áp dụng loại tháp này.
2. Xử lý khí thải bằng phương pháp hấp phụ:
Thay vì sử dụng dung môi, nước hay các chất hấp thụ thì cách xử lý khí thải bằng phương pháp hấp phụ lại chủ yếu sử dụng chất hấp phụ chủ yếu bằng than hoạt tính.
Hấp phụ hiện đang được áp dụng xử lý khí thải CO (5-10%), SO2, xử lý khí thải lò đốt và xử lý khí thải phòng thí nghiệm. Nguyên tắc của phương pháp này là sử dụng chất hấp phụ dạng rắn với mục đích giữ lại khí độc trên bề mặt khi cho khí thải đi qua bằng một nhóm thiết bị hấp thụ.
a. Hấp phụ bằng than hoạt tính:
Than hoạt tính là một chất hấp thụ thông dụng nhất trong các hệ thống xử lý khí thải
Tháp than hoạt tính thường được thiết kế bằng thép CT3 hoặc bằng nhựa, có các cửa thăm thao tác đủ rộng để thay thế và lắp đặt lớp than hoạt tính trong tháp.
Than hoạt tính sử dụng trong tháp thường là than hoạt tính có kích thước trung bình (5-20mm) nhằm tránh trường hợp bị tắc lớp than.
Than được đổ trong các túi lưới chứa than trước khi cho vào trong tháp nhằm thuận lợi cho việc thay thế than sau này.
b. Hấp phụ bằng các vật liệu rắn có khả năng tác dụng hóa học với khí thải
Các vật liệu hấp phụ thường thấy như: Silica gel, Zeolite.
Phương pháp này thường chỉ được áp dụng khi xử lý khí thải có duy nhất một thành phần ô nhiễm nhất định, hoặc được sử dụng trong phương pháp thu hồi khí thải, làm khô khí (vd. oxy, khí thiên nhiên) và hấp phụ các hydrocarbon nặng (phân cực) từ khí gas thiên nhiên
Trong lĩnh vực xử lý khí thải thông dụng, chưa có ứng dụng rộng rãi phương pháp xử lý này.
3. Xử lý khí thải bằng phương pháp sinh học:
Xử lý khí thải bằng công nghệ sinh học là cách lợi dụng các vi sinh vật để phân hủy hay tiêu thụ các khí độc hại. Qua đó, các thành phần vô cơ, hữu cơ độc hại có trong khí thải sẽ đồng hoá và thải ra các khí như CO2, … thích hợp nhất khi xử lý khí thải công nghiệp.
Nói về phương pháp xử lý khí thải sinh học có rất nhiều, nhưng được ưu tiên áp dụng nhất vẫn là 3 phương pháp dưới đây:
- Xử lý khí thải bằng phương pháp biofilter: áp dụng cho các chất hữu cơ bay hơi, nồng độ thấp và khí thải có mùi hôi.
- Xử lý bằng công nghệ Bio-Scrubber: Tức là sử dụng các thiết bị làm sạch sinh học, hiệu quả cao hay thấp phụ thuộc vào màng lọc
- Xử lý bằng phương pháp Biocreactor chứa các màng lọc Polymer: còn gọi là Biocreactor bọc lớp rửa, hiện đang được đánh giá là công nghệ xử lý khí thải có hiệu xuất cao, độ ổn định cao và là phương pháp tân tiến nhất, cùng khả năng tái sinh tự nhiên cofactor xảy ra liên tục trong quá trình hoá sinh.
4. Xử lý khí thải bằng phương pháp thiêu đốt:
Tháp gia nhiệt
Phần lớn các chất ô nhiễm có mùi khó chịu đều cháy được hoặc bị oxi hóa về mặt hoá học để biến thành chất ít có mùi hơn khi phản ứng với oxi ở nhiệt độ thích hợp.
Một số các loại công nghệ như công nghệ khai thác và lọc dầu thải ra rất nhiều khí cháy được kể cả những chất hữu cơ rất độc hại. Phương pháp xử lý hiệu quả và an toàn nhất cho trường hợp này là thiêu đốt bằng ngọn lửa trực tiếp, thiêu đốt ngay bên trong ống khói hoặc buồng đốt riêng biệt.
Một số các hơi, khí hữu cơ nếu thải trực tiếp vào môi trường sẽ gây phát sinh mùi hôi thối và quá trình thiêu đốt có tác dụng phân huỷ rất hiệu quả các loại chất này. Tuy nhiên nhược điểm của công nghệ này là chi phí đầu tư và vận hành lớn
5. Xử lý khí thải bằng phương pháp ngưng tụ
- Phương pháp ngưng tụ gián tiếp còn được gọi là ngưng tụ bề mặt. quá trình xử lý được diễn ra trong thiết bị trao đổi nhiệt có tường ngăn cách giữa khí và tác nhân làm lạnh đi ngược chiều nhau thường được phân bố trí thành ngăn, nhiều lớp.
- Phương pháp ngưng tụ trực tiếp còn được gọi là ngưng tụ hỗn hợp, khí và tác nhân làm lạnh được tiếp xúc trực tiếp với nhau nhằm chuyển cấu tử cần tách thành dạng lỏng khi thay đổi nhiệt độ trong khi đó hỗn hợp khí thải sẽ thải ra ngoài. Nhược điểm của phương pháp này là tương đối hao phí chất làm lạnh nên không được đánh giá cao bằng phương pháp gián tiếp
CÔNG TY TNHH TM-DV Công Nghệ Môi trường Khải Thịnh
⇒ Chuyên Quan trắc môi trường
⇒ Quan trắc môi trường lao động, Phân loại lao động;
⇒ Giấy phép môi trường, Vận hành thử nghiệm,..
Đ/C: 75 Tân Thới Hiệp 15, P. Tân Thới Hiệp, Q.12, TP.HCM
ĐT: 028.37266960
Hotline: 0962 740 584
Email: moitruongkhaithinh@gmail.com
Chi tiết xem tại:
Facebook: http://https://www.facebook.com/moitruongkhaithinh/